Kết quả tìm kiếm cho "Một ngôi làng nghèo"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 633
An Giang đang bước vào những ngày nước rút, chuẩn bị cho Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và Quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về thành lập Đảng bộ tỉnh An Giang (trên cơ sở hợp nhất với tỉnh Kiên Giang), chính thức vận hành chính quyền 2 cấp từ ngày 1/7. Giữa dấu mốc lịch sử ấy, An Giang về đích Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh sớm hơn 2 tháng so quy định của Chính phủ.
Thượng tá, nhà văn Nguyễn Phú hiện là cán bộ giảng dạy tại Học viện Biên phòng, tác giả của nhiều truyện ngắn viết về vùng cao phía Bắc-vốn là địa bàn anh từng công tác nhiều năm. Viết ít nhưng kỹ và tinh, truyện anh giàu chất thơ, mỗi truyện ngắn như một bài thơ trong trẻo, có nét buồn, đẹp, sâu thẳm tình người. Tập truyện “Hoa pằng nảng rơi rơi” (Nhà xuất bản Văn học, 2024) tập hợp 12 truyện tiêu biểu cho thấy một phong cách truyện ngắn riêng.
“Sau lễ tổng kết, tôi không còn là Phan Linh Đa của lớp 12 chuyên Lý nữa và các bạn cùng khối cũng thế. Chúng ta sẽ bước đi trên con đường mới đầy hoài bão, ước mơ, nhưng cũng đầy thách thức. Chúng ta rời xa mái trường thân yêu THPT Chuyên Thủ Khoa Nghĩa, mang theo hành trang kiến thức, kỹ năng và những giá trị nhân văn thầy cô đã trao. Dù đi đâu, làm gì, hãy luôn nhớ về ngôi trường này, nơi đã chắp cánh cho ước mơ đầu tiên của chúng ta” - Linh Đa bày tỏ trong lễ tổng kết năm học 2024 – 2025.
Giữa guồng quay cuộc sống, vẫn còn những mảnh đời lặng lẽ với bao khó khăn, thiếu thốn. Họ sống trong cảnh nghèo khổ, bệnh tật bủa vây, không có điều kiện chữa trị hay sinh hoạt. Điển hình, hộ gia đình của bà La Thị Hương (62 tuổi) và bà Phạm Thị Vân (63 tuổi), cùng ngụ tại khóm Xuân Biên, phường Tịnh Biên (TX. Tịnh Biên) luôn cố gắng từng ngày vượt qua những khó khăn của cuộc sống.
Những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (gọi tắt là phong trào Xây dựng đời sống văn hóa) ở các xã nông thôn trên địa bàn huyện Châu Thành nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và hưởng ứng tích cực của đông đảo các tầng lớp Nhân dân. Qua đó, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội (KTXH) phát triển.
Trong bối cảnh kinh tế - xã hội không ngừng vận động, Thành ủy, UBND TP. Long Xuyên đã và đang thể hiện sự quan tâm toàn diện đội ngũ công nhân, viên chức, người lao động (CNVCLĐ) - lực lượng nòng cốt đóng góp vào sự phát triển chung của thành phố. Song hành cùng chính quyền, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP. Long Xuyên khẳng định vai trò là người bạn đồng hành tin cậy, triển khai các hoạt động thiết thực nhằm chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động (NLĐ).
Huyện Mèo Vạc (Hà Giang) không chỉ đẹp bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, hay bản sắc văn hóa độc đáo của 17 dân tộc anh em, mà còn bởi sự bình yên, mộc mạc trong nhịp sống đời thường của bà con nơi thôn bản vùng cao biên giới. Chính những điều giản dị ấy đã khiến Mèo Vạc hiện lên như một bức tranh sống động, đầy chất thơ; nơi mà bất kỳ ai từng một lần đặt chân đến cũng mang theo cảm giác quyến luyến chẳng muốn rời.
Hưởng ứng chủ trương nhân văn của Trung ương, An Giang thể hiện quyết tâm cao độ, đặt mục tiêu hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh ngay trong tháng 6/2025, vượt xa thời hạn cuối tháng 10/2025 do Trung ương đề ra. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ và sự chung tay của cả hệ thống chính trị, An Giang đang từng bước hiện thực hóa giấc mơ an cư lạc nghiệp cho hàng ngàn hộ gia đình.
Học tập và làm theo lời Bác dạy, trên địa bàn tỉnh xuất hiện ngày càng nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu gắn với những việc làm cụ thể, thiết thực. Trong đó, có những người hầu như dành cả đời mình cho hoạt động an sinh xã hội, chăm lo người nghèo…
Nép mình ở vùng quê lặng lẽ, chùa An Thạnh tọa lạc ở xã Bình Thạnh Đông (huyện Phú Tân) không chỉ là điểm tựa về đời sống tinh thần của các phật tử, mà còn tích cực đồng hành với chính quyền địa phương chăm lo an sinh xã hội.
Để tạo ra sản phẩm đường thốt nốt thơm ngon nức tiếng, ít ai biết rằng, phía sau nghề này lắm nỗi nhọc nhằn. Hàng ngày, cánh đàn ông vùng Bảy Núi phải hì hục leo trèo trên cao, thu hoạch từng giọt mật.
Sau hơn 50 năm đất nước hòa bình, dẫu vẫn mang dáng dấp của vùng quê, song xã Cần Đăng (huyện Châu Thành) đã có nhiều đổi mới, diện mạo nông thôn khang trang, đời sống, người dân từng bước được nâng cao.